Framework là một bộ khung làm việc bạn giúp bạn là một tay mơ mới bước vào nghề có thể đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian nhất có thể. Bạn có thể hiểu nó là 1 template cũng được. Đối với những việc lặp đi lặp lại chúng ta nên có framework và template, những công việc đòi hỏi tính đột phá và nghiên cứu thì ở đến 1 mức độ nào đấy thôi nha. Ví dụ thám hiểm vũ trụ hay tìm sự sống ngoài trái đất chẳng hạn : ) (nhưng chắc NASA cũng có template)
Từ framework nhìn thì có vẻ kỹ thuật nhưng thực ra nó là từ chung chung có thể áp dụng trong nhiều ngữ cảnh trong cuộc sống.
Động lực bắt đầu từ đâu?
Ví dụ khi học lập trình Android bạn cần biết mục tiêu cuối cùng của việc học lập trình Android là gì?
- Bạn muốn làm 1 cái app kết nối tai nghe, kết nối thiết bị thông minh qua BLE, Wifi…
- Tạo ra một ứng dụng khủng khiếp cạnh tranh với các công ty toàn cầu với trí tuệ người VN
- Bạn tò mò muốn xem tại sao với những dòng chữ mà có thể tạo ra được phần mềm chạy trên hệ điều hành Android
- Bạn đã biết kiến thức cơ bản rồi và muốn nâng cao kiến thức của mình hơn nữa để đi xin việc
- Hay đơn thuần chỉ là giải trí
Mọi mục tiêu và ý tưởng đều chính đáng, vậy nên sau khi nghĩ kỹ và đã có quyết định thì lấy khí thế bắt tay vào làm thôi.
Nắm tổng quan quy trình và làm thật nhanh
Bạn cần có cái nhìn tổng quan về bức tranh mà bạn sẽ vẽ. Ví dụ học Android bạn cần biết level đỉnh nhất mà có thể đạt được là gì? Hiện tại có ai đang ở level đấy? Mình có muốn trở thành hình tượng như vậy không? Nếu có thì các bước cần thực hiện là gì?
Ví dụ trong lập trình Android thì bạn chỉ cần làm tất tần tật trong 1 tiếng đến 2 tiếng đồng hồ những việc sau:
- Việc đầu tiên là bạn nên tải ngay Android Studio và tạo ra 1 app hello world
- Sau đó build nó thành 1 app có đuôi là APK (aab cũng được nhưng mình sẽ nói sau)
- Mua ngay 1 tài khoản Google Developer giá 500.000 vnđ ($25) trọn đời
- Tải apk lên và tài khoản đó
- Chia sẻ cho bạn bè cài thử
Chỉ cần như vậy là chúng ta đã nắm rõ luồng hoạt động ra sao rồi.
Tóm lại bạn nên làm như vậy để hiểu rõ quy trình từ đầu đến cuối nó là như thế nào trong vài tiếng đồng hồ sau đó mới dùng nhiều thời gian 1 năm hay 10 năm để master nó.
Đến đây khá ngắn nhưng có thể nói rằng mọi chương trình học thì nên bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất. Sau này bạn muốn làm những thứ to tát hơn thì cũng sẽ phải base từ những thứ cơ bản như trên.
Cách đây 6 năm mình đã áp dụng tư duy này để đi phỏng vấn tại Nhật. Các giám đốc kỹ thuật khi phỏng vấn họ đánh giá rất cao tư duy này của mình. Và kết quả là mình đã đỗ 3 công ty Nhật, có dịp mình sẽ làm 1 video chia sẻ kĩ hơn về giai đoạn đấy.
Bất kỳ ai bắt đầu một thứ đều giống như vậy, nhưng về lâu về dài thứ quyết định chúng ta thành công ở lĩnh vực hay bộ môn nào đó hay không, nó nằm ở sự chăm chỉ, cảm xúc của bạn, tố chất của bạn, sự năng động của bạn
Bài viết này sẽ được cập nhật 1 chút trong tương lai.
Hãy nói ra những thắc mắc của bạn tại ô bình luận.
Các bài viết không xem thì tiếc:
- BẬT CHẾ ĐỘ DEVELOPER TRÊN THIẾT BỊ ANDROID
- Ghi chú các bản release ứng dụng Tepra LITE Android và iOS | dotrinh.com
- 7 lời khuyên của Sam Altman để thành công
- LƯU Ý KHI ĐƯA APP LÊN APP STORE & TESTFLIGHT TỪ ĐÔ TRỊNH | dotrinh.com
- NGƯỜI VIỆT HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ VIỆC ANDROID STUDIO CẬP NHẬT THƯỜNG XUYÊN?
- Vòng đời phát triển phần mềm – SDLC
- Tỷ lệ 16:9 nghĩa là gì? Áp dụng trong cuộc sống
- Tổng quan nhất về ứng dụng Android
- CHECKLIST KHI UPDATE APP ĐÃ CÓ TRÊN APP STORE | dotrinh.com
- KHÔNG CÀI ĐƯỢC APP TRONG ANDROID
- Có vấn đề gì nếu dùng hàm đã bị deprecate trong Android
- 30 tuổi học lập trình có muộn không?
- Build apk cho Android thông qua Wifi
- Làm sao đánh giá một dự án phần mềm thành công?
- Gửi dữ liệu đến BLESerial3 bằng Bluetooth LE Android