Tạo icon cho app trong android

5/5 - (10 votes)

Để hiển thị chuẩn theo các size màn hình thì chúng ta sẽ theo các kích thước sau:

36 × 36 (ldpi) – Low

48 × 48 (mdpi) – Medium

72 × 72 (hdpi) – High

96 × 96 (x-hdpi) – x-high

144 × 144 (xx-hdpi)

192 × 192 (xxx-hdpi)

512 × 512 (Google Play store) -> Kích thước này để làm ảnh demo cho App khi upload lên store.

Khi tạo icon launcher cho app nếu tạo bằng các công cụ này của Google thì khi cài vào điện thoại nó sẽ bé hơn so với các app khác vì google tự động cho thêm padding vào icon. Tránh điều này thì nên tự thiết kế bằng Photoshop sau đó dùng cái này để tạo thì sẽ to và đẹp hơn, nó tạo nhanh và đủ các kích thước chuẩn như bên trên kia. Nếu bạn muốn bo góc thì cũng làm bo góc ở trong photoshop trước sau đó mới dùng công cụ bên trên.

Kiến thức liên quan đến đơn vị đo trong Android:

  • Pixel là số lượng điểm ảnh có trong 1 dot hình vuông của ảnh bitmap. Ảnh đen trắng binary image thì 1 dot = 1 px = 1 bit (chỉ có trạng thái bit 1 hoặc 0). Đôi khi màn hình retina của Apple có thể chứa 9 px trong 1 dot.

  • dp, sp là đơn vị đo chiều dài vật lý như bao đơn vị đo lường khác trong thực tế. 1 dp có thể chứa 1px hoặc chứa 2px hoặc chứa 3px. Nếu muốn làm giao diện cho nhiều màn hình bạn phải dùng đơn vị này vì mỗi màn hình có mật độ px khác nhau, phải convert px sang dp rồi sau đó sang thiết bị khác chúng ta lại convert dp sang px.

Ví dụ: 1 mét = 1000mm = 6299dp.

Hay là:

Màn hình có độ phân giải là mdpi:
ta có 1dp = 1px
ta có 1dp = 0.16mm

Màn hình có độ phân giải là  xxhdpi (Google Pixel, Galaxy S9…):
ta có 1dp = 3px
ta có 1dp vẫn là = 0.16mm

  • sp đơn vị đo dành cho chữ (dp cho height & width của một View)

Các bài viết không xem thì tiếc:

1 Comment

Thảo luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Xem thêm
Đây quy trình đưa một website hoặc blog cá nhân lên internet…
 
 
 
 
Facetime iPhone

Main Menu